Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

CĂN ĐỒNG "DUYÊN & NGHIỆP"

???? A di Đà phật!!! ????

 
 
✍️Ngày nay việc khai đồng mở phủ xuất thủ trình đồng không còn hiếm gặp bởi tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt
Cũng là bởi cây có cội nước có nguồn...mà Tín Ngưỡng Thờ Mẫu thì luôn làm con người ta nhớ về nguồn cội!!!
✍️Việc khai đồng mở phủ ngày nay đôi khi được khai mở một cách vội vã bởi nhiều lý do khác nhau dẫn đến những hệ lụy khác nhau mà người chịu nhiều hoang mang, tiền mất tật mang lại là những người thiếu hiểu biết u u mê mê chưa rành lề lối chưa tỏ đường đi...
????ĐỒNG LÀM VIỆC THÁNH
✍️Một trong những căn đồng rõ nhất đấy là đồng sau khi khai hồ mở phủ thì được ăn lộc nhà ngài, có bổn phận, nghĩa vụ thực hiện các công việc nhà thánh như cứu dương, độ âm... cứu khổ độ mê... những người này thường có lộc soi lộc bói lộc gọi hồn chữa bệnh...có những trường hợp khi chưa ra đồng nhưng đã được ăn lộc
( gọi là đồng nổi)
Những người này thường bị cơ đầy khổ cực khó khăn vạn phần nhằm tu tâm rèn chí có những người bệnh tật triền miên không thuốc nào chữa khỏi lại có người dở điên dở dại nói chuyện tâm linh thì rành mà nói chuyện đời thì như trẻ vỡ lòng...có những người cửa tan nhà nát...vợ chồng ly tán sự nghiệp tan tành tất cả Âu cùng là trả nghiệp cho đời (-) trước khi khởi tâm thiện cứu khổ độ mê...
✍️Những đồng nhân này sau những khổ cực nơi trần thế, họ nhận ra chân lý thấy được sự linh ứng của phép Thánh mà nhất tâm phụng sự cửa đình thần Tam tứ Phủ
ăn cơm của Thánh sống Trong nhà Thánh và chết làm Ma Tứ phủ...họ nhất nhất một lòng vì đạo đây chính là những thanh đồng thường rất giỏi nhưng đa số lại có những điều kiện kinh tế khó khăn vì sau thời gian cơ hành kinh tế dần cạn kiệt khi được ăn lộc do đã biết về quyền tiên phép thánh nên không dám buôn thần bán thánh mà chỉ một đời làm phúc cứu người cuộc sống thanh tao đạm bạc...
✍️Đấy là những đồng nhân rất đáng cứu và đáng quý bởi họ chính là những người con thực sự của đạo họ sống để học đạo giữ đạo và truyền đạo
Khi về thế giới bên kia vẫn để lại tiếng thơm cho đời...
????ĐỒNG BẢN MỆNH
✍️Lại có những trường hợp cũng có cơ hành khổ cực bởi nghiệp duyên đời đời kiếp kiếp vẫn chắc trở tình duyên vẫn sa cơ lỡ bước nhiều trường hợp công danh sự nghiệp đang trên những nấc thang đỉnh cao, quyền lực hô một câu ngàn kẻ cúi đầu... nhưng bất chợt... phải ngồi ghế nóng...
✍️Những người có căn mệnh nhà ngài như vậy phải trả nghiệp phải chịu cơ...để biết đường mà tìm về nguồn cội tìm về chốn nhân tâm của bản thân mà ra quy đầu làm tôi nhà Thánh...những thanh đồng này sau khi ra Hầu Cha Hầu Mẹ thì được yên bản mệnh làm ăn được thuận buồm xuôi gió, bản mệnh được bình an gia đạo được khang thái cát tường...dù không làm những công việc tâm linh nhưng đồng bản mệnh lại chiếm phần đông trong đạo góp phần chấn Hưng Đạo Mẫu những thanh đồng này thường có điều kiện kinh tế vững vàng công danh Bổng lộc đề đa...đây cũng chính là những người thường có canh đàn khoá lễ sang cung đẹp sở... tốt đạo đẹp đời!!!
????ĐỒNG TRẢ NGHIỆP
✍️Có lẽ nghe chữ đồng trả nghiệp nó quá mới để hiểu cặn kẽ cũng như thấu đáo xin được gọi như thế bởi trong khi ĐỒNG LÀM VIỆC THÁNH - ĐỒNG BẢN MỆNH ngày đêm xây đạo cứu đời tô điểm cho đời bằng cách làm tròn việc Đạo thì ĐỒNG TRẢ NGHIỆP lại là sự tập hợp của rất nhiều loại người ra đồng bởi mục đích hoặc bị ra đồng bởi mục đích trong số đó rất nhiều thanh đồng ra hầu là vì sự đua đòi vì mốt của giới trẻ rất nhiều thanh đồng ra vì muốn được làm tôi ông thánh để từ đó đường đường chính chính mà loè người dọa đời hòng tìm nguồn thu nhập lại có một số người nghiệp chướng tích tụ bị các thầy dởm lừa ma dọa quỷ phải bất đắc dĩ phải ra mà sau đó mới biết mình lầm đường lạc lối...
✍️Những đồng trả nghiệp này cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong đạo họ được sinh ra không bởi số mệnh thiên định mà bởi lòng tham bởi sự u mê...chính vậy họ không quyền không phép không lề lối... chỉ sau một thời gian ra đồng nhưng chỉ thấy tiền đội nón qua nhà thầy mà mình thì không có gì thay đổi họ sinh ra mất niềm tin vào thầy nghi ngờ sự linh ứng ánh sáng nhiệm màu của đạo...từ đó mà sinh ra loạn tâm làm ăn lụi bại dẫn đến nhiều hệ lụy như xoay khăn tái khoá tiếp tục đi mở phủ cho người khác bằng chính món nghề mình học được khi bị lừa thậm chí quay lưng lại với tâm linh phỉ báng thánh thần
✍️Sơ lược vậy để Thấy không phải ai ra đồng cũng làm thầy không phải ai ra đồng cũng hợp duyên đúng mệnh...Đạo Mẫu không giống bất kỳ đạo giáo tôn giáo nào trên Hành tinh này bởi Đạo Mẫu chính là sự phản ánh về tinh thần đời sống xã hội...ở hiền gặp lành gieo phúc hưởng phúc!!!!
✍️Con đường duy nhất vào đạo đấy là sự sáng suốt tỉnh táo bằng trái tim và khối óc xuất phát từ sự mưu cầu hạnh phúc chính đáng...ở đó chân lý của đạo Sẽ mang mọi Thanh đồng đến bên bờ giác chân thiện mỹ cũng từ đó mà ra!!! 
 



 

Nghiệp Làm Thầy

 


 
Làm thầy chia làm 2 trường phái:
1. Những Thanh Đồng được cha mẹ cắt cử làm thầy “thường được ban quyền phép”.
2. Thầy trần gian.
* * *
Những Thanh Đồng được vua cha mẫu mẹ cắt cử làm thầy để cứu nhân độ thế, trước khi làm thầy họ đều là những người bình thường, đủ tầng lớp, đủ giai cấp, từ người quyền cao chức trọng đến những người công dân, dân buôn bán – thậm chí cả những người nghịch ngợm nhất, ngang bướng nhất không sợ trời, không sợ đất, không sợ ma quỷ.
Họ không hiểu biết gì về thế giới tâm linh, khi bị cơ đầy:
1- Nhẹ nhất là cơ về tiền bạc
2- Cơ duyên
– Ly duyên vợ chồng bỏ nhau
– Ly biệt vợ hoặc chồng mất
3- Cơ mệnh: Những người bị ốm đau không tìm ra bệnh dẫn đến mất mệnh “Trường hợp này ít xảy ra”. Nếu qua 2 lần cơ trên mà không hiểu biết, không nhất tâm ra hầu cha mẹ mới bị cơ mệnh.
* * *
Khi bị cơ đầy nếu nhất tâm ra khai phủ xuất thủ trình đồng làm tôi Tứ Phủ sẽ được vua cha mẫu mẹ ban quyền ban phép cho để tu tập cứu độ nhân sinh:
– Xem bói
– Gọi hồn
– Tìm mộ
– Chữa bệnh
– Đồng pháp
Nếu nhất tâm tu tập cứu độ nhân sinh tạo phúc cho mình sớm tròn đường tu.
* * *
Phật Thánh truyền dậy – Tam Tu Tâm Phật: tu tâm, tu tính, tu khẩu.
– Tu tâm: tâm tốt sẽ làm được nhiều việc tốt, cứu độ được nhân sinh đưa Đạo Mẫu ngày càng phát triển uy linh.
– Tu tính: dùng chữ nhẫn, nhẫn nại chứ không phải nhẫn nhục, để tâm được tĩnh khi làm việc, được lòng người (nhân hòa).
– Tu khẩu: không ăn gian nói dối dọa nạt bách gia, lộng ngôn làm ảnh hưởng đến đường tu và tạo nên khẩu nghiệp cho mình làm ảnh hưởng đến Đạo Mẫu Việt Nam.
* * *
Những đồng thầy được vua cha mẫu mẹ sắc phong ban cho quyền phép làm việc cứu nhân độ thế, mới đầu khởi nghiệp tâm tốt & có quyền phép làm được rất nhiều việc tốt cứu độ được nhân sinh. Sau một thời gian ngắn 1, 2, 3 năm không chịu khó tu tập mà phạm vào Tham – Sân – Si, lộng ngôn tiếp tục tự mình gây nên nghiệp cho chính mình, tiền mất tật mang gia đình ly tán mất hết quyền phép, lại bị ảo vọng thay trời hành đạo, gia đình gặp chuyện thì hờn cha trách mẹ, làm ảnh hưởng đến Đạo Mẫu. Nghiệp là do mình tạo nên, thiên đường cửa mở không lên, địa ngục cửa đóng then cài lại vào thọ nghiệp.
* * *
Thầy trần gian
– Từ cổ đến kim có rất nhiều người tự tâm hướng theo Đạo Phật Đạo Mẫu tu hành dù họ không phải là con Tứ Phủ vẫn nhất tâm dùi mài kinh sử cứu giúp bách gia trăm họ và góp phần gìn giữ duy trì Đạo Mẫu đến nay. Hoàng Hải xin cảm tạ các thầy và cầu mong Phật Thánh gia hộ cho dòng tộc của các thầy được siêu thoát. Trên trần gian, con cháu được hưởng hồng ân của Phật Thánh.
– Bây giờ âm thịnh dương suy
Những người trần gian vì Tham – Sân – Si coi tâm linh là 1 nghề kiếm sống, học dăm ba chữ Hán khua môi múa mép. Không theo đạo giáo nào, không theo Phật chẳng theo Thánh, lại là những người xui giục các đồng bói vẽ ra các nghi thức lễ bái trên trời dưới biển để làm tiền bách gia trăm họ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đạo Mẫu. Không quyền không phép không ấn quyết, học hành không đến nơi đến chốn, nhiều người khi làm việc 1 thời gian họ biết không học được việc nên quay ra thờ âm binh (tà đạo) để làm các việc mờ ám.
* * *
Đạo Mẫu đang đi lên cha chấm Lính mẹ nhận Đồng, những Thanh Đồng trẻ tuổi đa phần được ban lộc xem bói. Đồng Bói và Đồng Pháp khác nhau. Thanh Đồng ăn lộc bói thường không biết gì về các đàn lễ, làm việc một thời gian (1, 2, 3 năm) có một chút tên tuổi trong tâm linh. Lúc này đồng bói & pháp sư trần gian khiến cho bách gia tiền mất tật mang, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Đạo Mẫu.
Phật tổ truyền dạy quay đầu là bờ.
Hoàng Hải mong các Thanh Đồng & thầy pháp tĩnh tâm soi xét lại những việc làm đã qua.
Đến tháng 8 năm nay khi trận đồ được hóa giải, Âm Dương cân bằng, tam giới hòa đồng, là lúc Phật Thánh sẽ định công định tội các Thanh Đồng và thầy pháp. Nếu ai chót theo và thờ âm binh thì nên sám hối và hóa giải âm binh, hồi hướng cho âm binh về cửa Phật Thánh giúp cho âm binh tu hành chánh đạo, lập đàn sám hối Phật Thánh nếu không qua tháng 8 này phải gánh nghiệp do chính mình gây ra. Nhẹ thì tiền mất tật mang, gia đình ly tán. Nặng thì cửa địa ngục đang mở để đón về thụ hình do mình gây nên nghiệp.
* * *
A di đà phật
Xin hoan hỷ
 
 

 

HẦU ai trước khi ra HẦU ĐỒNG


Thời ngày xưa ai mà bị chấm đồng hay nghe nói mình có căn quả thì người ta sợ lắm như thấy ma ấy.Sợ có căn hơn sợ Ma.
Mà thời này cũng lạ ai cũng thích có căn mới hay.
Ngày nay cái từ "có căn nhà Thánh" nghe sao thích tai lắm nghe sao vị diệu lắm nghe sang lắm nghe hơn đời hơn người lắm...
Người ta thích có Căn Đồng thích Hầu Hạ bởi nghĩ hơn người cái căn.Thích tỏ ra nguy hiểm, bởi là đồng là bóng là được làm bố làm mẹ làm Thầy người ta.
Trong đồng ngoài đạo chả ai chịu kém ai bởi ta đây là con Thánh con Thần ...
Nhưng mấy ai hiểu muốn là con Thánh đúng nghĩa là Thanh Đồng thì phải Hầu Đồng.Nhưng chả mấy ai hiểu Hầu là gì Đồng là gì.
Trước khi ra đồng: Tôi xin các người chỉ cần hiểu một từ Hầu thôi là đủ.
Hầu là hầu hạ.

Trước khi hầu Thánh Thần các bạn phải tròn bổn phận của mình "Trăm Đạo, chữ hiếu làm đầu". Trong cuộc đời này phải Hầu đầu tiên đối với ai cũng vậy đó là: Hầu bố mẹ mình.
Bố mẹ ông bà là những người sinh Thành ra mình.Mọi người đã báo đáp và đã Hầu được ngày nào chưa ? Gia tiên nhà mình, đã Hầu được ngày nào chưa ? 
Vấn đề này hãy tự vấn tâm mình xem.
Ngày xưa:
Các cụ trọng Đồng kính Thánh bởi Đồng nhân họ từ từ chữ Hầu trước tiên. Họ luôn chu toàn về mặt hương khói trong gia trung như câu cá "Có phúc lấy được cô Đồng " Họ lo lắng trong gia trung về mặt thờ cúng miễn chê.
Về phần báo hiếu hay hầu hạ cho bố mẹ ông bà thậm chí bố mẹ chồng thì càng không phải nói vì các cô đồng cậu đồng rất khéo léo và chịu khó.

Còn bây giờ:
Bố mẹ còn phải hầu lại mấy cô đồng cậu đồng thậm chí cung phụng chiều chuộng họ chỉ sợ họ đi sai đường tu sai đường thì khổ.
Có nhiều vị phụ huynh còn đau lòng vì sự vô tâm ngỗ nghịch có phần thể hiện căn quả quá lố có chút làm tình làm tội người thân vì có căn quả của thanh đồng thậm chí có phần bất hiếu của họ..... nhưng vẫn phải cố gắng gồng mình hầu hạ những ông bà Đồng nát thời @ này.Đôi khi dẫn đến điều tiếng không hay với con đồng và nhà Thánh
Ôi nghịch lý thời đại. Đạo hiếu bị đổi thay.
Kẻ vào đạo còn trẻ người non dạ phải hiểu là để học chữ hầu là chính; để học đạo lý của nhà Thánh về áp dụng trước là trong gia trung sau mới đến cửa đình Thần.
Kẻ học hầu thì không học khiến bố mẹ thậm chí gia tiên thì phải hầu lại.
Hầu không cứ bắc ghế mới là hầu .
Đâu có hiểu tu thân tu khẩu từ lời ăn tiếng nói theo lệ tục cách khấn vái tâu quỳ khi vào đền hay lễ gia tiên ở nhà cũng đã mang chữ Hầu hạ .
Bây giờ không có mấy người còn hiểu chữ hầu nó là gì chỉ nghĩ đến chữ Đồng thôi.
Hầu là Hầu hạ nhé.


Có người bố mẹ còn đang sống đấy.Bồ tát tại gia lù lù bằng xương bằng thịt ra đấy sao không hầu cho trọn chỉ mong ra hầu Thánh hầu thần.
Bị cơ hầu, bắt sát thì ra hầu đã đành.
Nhưng đây ai cũng căn số ầm ầm mở phủ tứ tung hầu như thiêu thân chưa được hầu bao giờ.Toàn mong cầu vì tiền bạc vì danh vọng mà mưu cầu lộc lá mưu cầu Thánh thần ban Ân ban chức ban quyền. 
Các bạn nhầm rồi: Tham lam và sợ hãi và mong cầu lộc lá mà theo vào mở phủ Hầu Hạ thì nghiệp chỉ có dài Thêm thôi .
Các bạn nếu là người bình thường thì đừng nghĩ đến Hầu hạ vì lên voi xuống chó ba chìm bảy nổi trong cuộc đời này là chuyện Thường tình .
Số phận giàu nghèo trời đã sẵn.
Kinh tế cũng phải tự lực làm ra. 
Hạnh phúc cũng do bản thân quyết định.
Cuộc sống phải tự có định hướng và nỗ lực .
Vậy hãy bình thường mà sống con đường tâm linh không phải là Thích thì có thể bước vào mà Hầu với hạ .
Ra thì dễ giữ lễ mới khó .
Ra Đồng không được như ý muốn thì oán trách thậm chí chửi cha cả Thánh lẫn thầy.
Nhất là thời điểm chánh tà bất phân này.
Trẻ người non dạ khi đường âm chưa tỏ đường dương chưa tường thì hãy: Dập đầu lạy thánh bằng cái lòng thành kính nhất Tâm và tập trung hầu hạ phụng sự các cụ thân sinh ở nhà gia tiên ở nhà đừng nghĩ rằng ra hầu là Phật Thánh ban cho cái nọ, thoát khỏi cái kia...
Đừng nghĩ rằng ở Đâu phật Thánh cũng ngự, vì Phật Thánh Ở 10 phương nhưng Ma Quỷ ở 12 phương đó.

Bởi vậy không phải cứ ngôi đền ngôi điện nào đều ngự ở đó là phật nếu là ma quỷ ngự thì sao và cũng không phải ai Thánh cũng ngự đồng 90% các con đồng đang hầu đồng hiện nay không đưa con người ta lên thiên đường mà toàn đưa người ta xuống địa ngục.
Đừng để lòng tham dẫn lối chẳng tin ai chẳng bằng tin vào nhân quả. 
Họa không chỉ gánh một ngày và nghiệp không chỉ trả một đời. Một VIDEO HAY, vài bức ảnh trên Facebook hầu đồng đẹp tung tiền như mưa. Thậm chí, một giây phút thăng hoa trên chiếu hầu, chưa chắc đã cho ta một kiếp người hạnh phúc địa vị công danh và giàu sang đâu các bạn nhé.
Đừng nhìn thấy họ sang chảnh là cô đồng cậu đồng mà mê.
Khổ không nói được đâu.
Các bạn phải nhớ Hiếu là Đầu trăm đạo .
Các bạn đã hầu hạ cha mẹ mình chưa, hầu hạ gia tiên mình chưa. Hay chỉ coi đó là gánh nặng.Hay chỉ nghĩ Hầu Thần Thánh mới được sung sướng địa vị và giàu sang?
Nhầm rồi các bạn: Không hầu từ nhà hàu đi hầu từ việc nhỏ và lấy chữ hiếu và đức làm đầu thì các vị đang hầu Ma Quỷ đấy vì Nhà Thánh không nhận sự Hầu hạ của các vị đâu .


Hãy cân nhắc cho kỹ và phải lo chữ Hầu trước chữ Đồng thì mới lên ra trình hầu Thánh.
Nếu không rồi một ngày bước chân lên sập chính là bước chân xuống vực thậm chí địa ngục và đang Thánh tha ma nhập mà chỉ đang hầu ma hầu quỷ.

Các bác vào đền hãy tôn trọng Thánh Thần bớt hành vi nói tục chửi bậy to tiếng hay bừa bãi trong cửa đền chùa đi.Và càng đừng bao giờ nghĩ mình là con cha con mẹ đi phải ra hầu Khi chưa hầu những người cần hầu trong gia đình trước

 


BA GIAI ĐOẠN CHO ĐỒNG TÂN

BA GIAI ĐOẠN CHO ĐỒNG TÂN
***
Thưa quý vị cùng các bậc trưởng thượng cùng các thanh đồng đạo quan con cái bốn phủ và các tân khoa đã và đang sẽ làm con nhà thánh.Đã cắt tóc làm tôi nối đời làm con bắc ghế cho Ngài ngồi bắc ngôi cho Thánh ngự là con đường mà chúng ta đã lựa chọn, đang đi đó cũng chính là con đường tu tập tịnh tấn. Nghiệp tu như bể rộng ắt sẽ có duyên nghiệp khác nhau.
Vậy "Tu" như thế nào cho mỗi chúng ta và của mỗi đồng nhân tân khoa,tái khoá là cả một con đường dài chứ không phải làm ngày một ngày hai là song.
Tu là gì? Trước hết “Tu” là sửa sửa sai để thăng tiến đời sống.Cũng có nghĩa là “Tu sửa,sửa sai” sửa chính mình từ ngữ chuyên môn hơn gọi là “Cải thiện bản thân” tu trước hết không phải là để lo cho người khác phục vụ cho người khác mà để lo cho mình lo cho mình nên thân nên người
Con đương tu tập có thể cả một đời chưa đến đích có thể 5 năm 10 năm hay thậm chí lâu hơn nữa các bạn quay đầu nhìn lại quãng đường mình đã qua có lúc dại khờ có lúc theo cơn không suy sét... và không ai không nhận ra rằng " ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần"
Lề lối hầu Thánh hành đàn trình đồng mở phủ không phải ngẫu nhiên mà lại có ba giai đoạn như sau:
+100 ngày tạ bách nhật
+3 năm thử lính ( tạ thánh tạ thầy)
+9 năm thử đồng ( đàn 12 năm tạ thánh cấp sắc thành đồng)
Con đường tu tập nào mà chẳng có chông gai có khó khăn thì mới thấy giá trị chân quý của việc mình đã chọn quý trong những gì mình vất vả để đạt được.
Thứ nhất: 100 ngày tạ bách nhật là 100 ngày sau mở phủ chính là giai đoạn khảo tâm con đồng tiên thánh,tổ cô,ông mãnh, gia tiên sẽ giúp họ cởi dần trần tục, buông sả dần những phàm phu, bỏ ăn thịt chó
Ăn rắn,ăn tỏi.vương vấn trần ai
Hướng cái tâm vào thiện tâm.
Thứ hai: 3 năm thủ lính là giai đoạn đông tân sẽ chải qua nhiều thăng trầm, ba năm trải qua các thử thách trần ai, cũng có lúc đến như “hết sạch sành sanh” chỉ còn manh áo đỏ.Nên quá trình này yêu cầu các tân đồng tâm an chí định trên theo Phật Thánh dưới theo đồng thầy mà tu tập tịnh tấn tầm sư
Học đạo theo đời hành đạo cho vững bản mệnh
Từ đó công việc hanh thông phát triển gia đạo
Thứ ba: 9 năm thử đồng là quá trình thử thách để thanh đồng có đủ sự chín chắn trong cuộc sống tuổi đời tuổi đạo sau khi tạ 12 năm có căn duyên làm thầy dẫn đạo thì đồng thầy ( đồng trưởng) sẽ cấp phú hí cấp sắc để hành đạo giúp đời trong công việc tâm linh
 
SAO PHẢi TU THÂN
Ngày nay có một số tân đồng sau khi mở phủ bị khảo Tâm bằng hình thức cho khả năng tâm linh hơn người nhưng thay vì chịu khó tu sửa khiêm tốn cầu thị học hỏi thì lại trở nên cao ngạo không sớm nhận ra mà tự sửa một ngày không xa Cha Mẹ thu quyền thu phép lại thêm cơ đầy vất vả.Hay một số tân đồng khác sau khi mở phủ sinh tâm mong cầu lợi lộc danh vọng nghĩ đơn giản.Mở phủ tố hảo đàn to lễ lớn nhiều ngân nhiều xuyến thì Cha, Mẹ sẽ ban tài tiếp lộc để bù lại. Lại cũng có tân đồng nghĩ mở phủ xong sẽ được dạy soi bói, khai nhãn và những điều thần thông khác thần siêu thánh khoát càng chờ càng bặt tăm.Đồng con không đạt sở nguyện liền sinh ra oán trách Đồng thầy rồi xoay khăn tứ tung càng xoay càng bấn loạn
Và cái căn cốt chưa giữ được đi soi đi hỏi người tốt ít mà người sấu nhiều nào là “thiếu lọ thiếu chai”... sinh hoảng loạn mà thành ra tu chưa được lại khổ vì họa hơn
 
SAO PHẢI TU NHÀ
Khi chúng mở phủ cha mẹ người thân các cụ nhà ta lo lắm tổ cô sẽ cắt cử một hương linh trong dòng họ đi theo để uốn nắn con cháu mình không đi sai đường Như vậy là cả vẹn đội người ầm phù dương trợ
Được vậy ta cũng phải xuất tâm báo đáp
Sớm thay hoa chiều lọc nước hương khói thờ phụng gia tiên sửa sang án thờ phần mộ kêu cầu gia tiên hàng ngày.Khi lên hương các bạn chỉ cần kêu xin
“ Con tuổi còn trẻ đầu còn xanh âm phần thờ phụng còn sơ mơ lầm lỗi chưa lo tròn cúi xin gia tiên thương xót mách bảo chỉ đường cho con biết đường con lội biết lối con đi a.Dậy âm cho con biết thờ phụng nay con đồng tân lính mới lương nhờ phép tứ phủ tu tâm dưỡng tính cúi xin gia tiên có lời tấu đối đến các của Cha cửa Mẹ cho con được : Nhất nhât một lòng tòng một đạo được yên căn yên số thuyền xuôi một bến nước chảy một dòng trên theo Phật Thánh dưới theo Đồng thầy”.
     
CHĂM CHỈ TÍCH PHÚC
 
Chúng ta hãy mở tâm không phải giầu mới làm được từ thiện mà có sao ta làm được đó có một bát nghèo một miếng đem ra chia sẻ khó khăn với người nghèo "một miếng khi đói bằng một gói khi no” và gặp chúng sinh mắc nạn khổ ái thì phóng sinh sẽ giúp chúng ta mở tâm từ bi trí huệ khai mở chúng ta tích phúc hành thiện để cho bản thân ta và thế hệ tương lai hưởng cái phúc một phần ta trả duyên nghiệp của ta một phần tạo phúc cho con cháu.
 
SAO PHẢI ĐỊNH TÂM
 
Đó là những điều mà tất cả mọi người mọi thanh đồng đều mong muốn từ khởi tâm đến định tâm
Nó giúp tâm tịnh các thanh đồng sẽ cảm nhận thấy cuộc sống nhẹ nhàng không sân lấn mọi lo âu buồn phiền phút chốc tan dần mọi việc to cho thành bé. Giúp thanh đồng tu tập tịnh tấn giúp cuộc sống của Thanh đồng tốt đời đẹp đạo Hoàng dương đạo Mẫu
Nam mô thiên tiên Tam tòa thánh Mẫu đại từ tôn bồ tát ma ha tát
 

 

 

NÓI CHUYỆN VỀ CƠ HÀNH (Với những người gọi là có CĂN)




Ngày nay lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt
Việc lễ lên đồng là để giao tiếp với thần linh và xin Thần Thánh gia ân phù hộ cho bản mệnh Lộc tài gia đình con cái.... Vv và vv
Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả thì sẽ phải làm một quả lễ gọi là lễ MỞ PHỦ hay nói cách khác là lễ TRÌNH ĐỒNG
(Xem bài lễ trình đồng)
Nhưng vì một lý do gì đấy mà chưa có điều kiện làm lễ trình đồng ấy
Thì sẽ bị CƠ HÀNH

Người bị cơ hành sẽ có những BIỂU HIỆN như sau

Thi thoảng hay thường xuyên rơi vào cảm giác mờ ảo chiêm bao thấy các bậc Tiên Thánh luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình ủng hộ và che chở cho bản thân

Khi nói đến chuyện đi lễ các Đền các phủ hoặc nhắc tới các vị Tiên Thánh bản thân họ cảm thấy phấn chấn hào hứng và nhiệt thành muốn tham gia và cảm thấy rất sướng khi được về lễ các đền các phủ nếu không được về lễ thì lo lắng bất an không làm ăn gì được
Khi được đề cập tới những câu nói, những mẩu chuyện, những bài giảng về Tiên Thánh họ cảm thấy như có một động lực thôi thúc họ chú ý lắng nghe chiêm nghiệm có khi là biểu đạt cảm niệm của bản thân về Tiên Thánh một cách rất hào hứng

Khi đi lễ các Đền Phủ hoặc được dự các vấn hầu đồng họ thấy tâm hồn mình lâng lâng phiêu phiêu bay bổng lúc đó họ phấn chấn tinh thần giống như có một động lực thúc đẩy tâm họ cảm thấy an lành dịu mát cũng có khi là xúc động họ cảm nhận sự đồng cảm với cuộc đời Thánh đức trước kia qua các lời văn lời tấu lời thỉnh do đó đôi lúc họ có thể nhảy múa theo Và nhập vai với các bậc Tiên Thánh ( ta gọi là ỨNG BÓNG )
Cũng có thể họ thấy mình chưa được như các ghế đang hầu

Hoặc còn bức xúc một vấn đề gì đấy Trong cuộc sống của họ cho nên khi lễ đền phủ họ có những hành động không tự kiềm chế được có thể là khóc ( gọi là TỦI BÓNG) có thể bị một hành động gì đấy khó hiểu, hoặc có thể nói những lời mà chính họ cũng không chủ ý hoặc vv và vv ( ta gọi là ỐP BÓNG)
Nhìn chung ứng bóng tủi bóng ốp bóng rất đa dạng mỗi người một kiểu không ai giống ai và tùy từng nơi từng đền có người đi lễ đền này không bị nhưng đền khác lại bị...
Rất khó phân tích vấn đề này

Một phần nữa là do khả năng hấp thu cảm thụ tâm linh nơi Đền Phủ của mỗi người ở nhiều mức độ khác nhau cho nên :
Nếu người nào đó mà ở mức độ nhẹ thì như trên đã trình bày
Còn những mức độ nặng hơn thì họ có những hành động cử chỉ lời nói một cách vô thức trong lúc họ hoàn toàn không biết mọi sự xảy ra xung quanh không biết được mình đang hành động như thế nào nhưng không tự chủ được.Cái này gọi là SÁT CĂN ( mà chúng mình thường bảo nhau là SÁT LẮM RỒI ) có nghĩa là khả năng hấp thu tâm linh của họ rất lớn.
Sau này họ có thể nhìn tuyên đoán được mọi sự việc sẽ xảy ra trong tương lai ( tức là xem bói)
Hoặc họ có thể hấp thụ tâm linh của các vong linh đã mất.... (Tìm mộ hoặc gọi hồn)

Người có căn đồng có cuộc sống đời thường đa dạng xuất thân từ nhiều thành phần xã hội
Vì căn đồng không chừa một ai nhưng tất cả đều trải qua một thời gian để rồi mới biết đến Thánh đó là thời gian bị hành

BỊ HÀNH THÌ RA SAO
( triệu chứng)

Có người bị hành thì gia đình bất an tán gia bại sản kinh tế sụt giảm một cách chóng vánh xảy ra nhiều chuyện bất hòa lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì cái đáng được hưởng mà không sao có được

Tình Duyên có thể tan vỡ mà không hiểu lý do vì sao Con cái ngang ngược hư hỏng gia trung thì lủng củng anh em bất hòa
Bản thân họ tâm hồn bất an cứ ngày đêm canh cánh lo lắng nhiều khi không biết mình lo lắng gì cảm giác bất ổn luôn thường trực cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng chờ trực mình.Tính tình thay đổi bất thường nóng giận vô cớ không cần thiết thứ gì hết kể cả tính mạng hơn nữa nếu người nghiệp duyên nặng nề có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn có thể bị điên đảo nói năng lảm nhảm hay nói chuyện Thánh thần hoặc phán nọ phán kia nói những điều mà người thường cảm thấy vô lý

Chúng ta có thể gọi là “bị điên” nhưng “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ
Cũng cần chú ý là có những trường hợp bị “điên” do hành hoặc bị điên do bị ma quỷ nhập hồn.
Nó có những biểu hiện khác nhau mà phải là người có năng lực tâm linh mới thấy biết được.
Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình còn ngược lại người do ma hành thì có hành vi hạ đẳng (tùy mức độ may quỷ đó như thế nào nhưng so với bị hành kém hơn hẳn) không sạch sẽ bẩn thỉu nhưng cũng cần lưu ý là có những thứ ma quỷ khôn khéo tới mức chúng ta để ý không thể thấy.Lúc đó ta cần đến Quan thầy hoặc các thầy về tâm linh mới có thể biết được

Cũng có người bị hành thì phát bệnh những chứng bệnh đó giống như “giả vở” bác sĩ không giải thích nổi nhiều khi ở nhà thì ốm đau ra bệnh viện thì nhẹ như không lúc thăng lúc giáng khi mơ khi tỉnh????

Có những người không bị hành bệnh bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường nhưng trong thân tâm họ cảm thấy có gì đó không ổn ngày đêm nôn nao
Bồn chồn không rõ nguyên nhân cứ tưởng tượng như có một thế lực thúc đẩy họ phải đến cầu Mẫu hay Thánh thần

KẾT LUẬN

Chúng ta cần phải phân biệt một cách rõ ràng với những hiện tượng khách quan tự nhiên hoặc những người bị vong theo khác với người có căn số đang trong gian đoạn cơ hành có xác định được như vậy chúng ta mới có cách giải quyết một cách xác đáng được và đa số việc này cần phải có sự trợ giúp của một người thầy tâm linh mà Tín ngưỡng thờ Mẫu gọi là Đồng thầy

Vậy cho nên
Tìm cho mình một vị Đồng thầy cũng không hề dễ chính vì lẽ đó cũng có người nhầm đường lạc lỗi hoặc phúc chưa đến nên đã gặp phải hoặc bị người khác xúi dục để tìm đến với những vị “Thầy” sai trái, buôn Thánh bán Thần và hậu quả như thế nào? Tự chúng ta mường tượng được

Đồng thầy đúng đắn là người có khả năng tâm linh thấu đáo thâu suốt được bản mệnh căn số, liệu tính được các hành vi tâm linh của Đệ tử mình là người có khả năng gia trì hỗ trợ Đệ tử mình trong các phương pháp cầu nguyện lễ bái

Đồng thầy phải là người hướng dẫn các Đệ tử không đi vào con đường tà đạo luôn biết hướng dẫn Đệ tử mình tu tập trong CHÍNH ĐẠO sống trong đời sống một cách đạo đức.
Thế cho nên tìm được thầy tốt và thầy hiểu được Đạo là vấn đề rất quan trọng, và có thể nói cũng rất khó khăn

Thầy Tốt nghĩa là thầy Thương đệ tử giàu nghèo như nhau hiểu được cái khổ của đệ tử khi bị cơ hành
Thầy Hiểu Đạo nghĩa là Thầy hiểu biết về tâm linh hiểu biết về hành lễ cũng như khoa giáođể dẫn dắt đệ tử tu tập đúng đường
Sẽ tránh được tình trạng bị LỖI ĐỒNG

Hơn nữa bây giờ.... trong thời kì con người chỉ để ý đến lợi ích cá nhân chỉ để ý tới vật chất tiền bạc thì những đạo Đức nhân phẩm cả tư cách nữa đôi lúc bị coi rẻ những tinh hoa tâm linh văn hóa đạo đức có thể bị gác ngoài

 
#PageTuphuthanhmau
#Tuphuthanhmauvn0966662332 


 



BÀ CÔ ÔNG MÃNH Quyền Và Trách Nhiệm



Bà cô...Ông Mãnh trong tâm linh người Việt được coi là những người hết sức linh thiêng có vai trò quan trọng khi thờ cúng và thường độ trì đi theo phù trợ cho con cháu trên dương thế.

Vậy Bà cô Ông mãnh nghĩa là gì :
1) BÀ CÔ :
Bà cô là một người nữ chưa lấy chồng bị mất khi còn trẻ tuổi trong gia đình được giác ngộ con đường tu tập được hội đồng gia tiên tín nhiệm giao cho nhận lĩnh nhiệm vụ quán xuyến trông nom theo dõi để ý các công các việc của họ hàng, của các con các cháu ở trên cõi trần và tùy duyên độ trì che chở
Thì được phong chức BÀ CÔ TỔ

Tuy nhiên không phải người con gái trẻ nào khi mất cũng thành bà cô Tổ của dòng họ.Đó phải là vong linh ở nơi cõi âm, có duyên tu tập theo PHẬT THÁNH,hoặc được hội đồng gia tiên tiến cử
Nhưng một điều nữa là trong một dòng họ có rất nhiều chi nhiều ngành do đó người ta sẽ phân ra

BÀ CÔ TỔ và BÀ TỔ CÔ
Nhìn chung Bà cô tổ và Bà tổ cô có nhiệm vụ không khác nhau là mấy, đều chăm lo cho con cháu dòng họ nhưng Bà tổ cô thì trách nhiệm cao hơn quản lý các chi các nghành nên bắt buộc phải là
CỬU HUYỀN hoặc THẤT TỔ
tức là phải 7 hoặc 9 đời mới được hội đồng gia tiên bổ nhiệm
Còn Bà cô tổ thì cũng có thể là 3 đời 4 đời...
Thậm chí có những trường hợp cũng chỉ là 2 đời
Do duyên do linh thiêng vẫn có thể được hội đồng gia tiên tiến cử làm BÀ CÔ TỔ nhưng TỔ ở đây cũng chỉ là Tổ của 1 nhà hoặc 1 nhánh họ mà thôi...

Trong một số trường hợp bà Tổ cô hoặc Cô tổ của dòng họ có theo đạo Mẫu nếu theo hầu các bà Chúa (Ví dụ Bà chúa thượng ngàn, Bà chúa thoải phủ) thì có thêm danh hiệu mới là Chúa Tổ Cô. Nếu theo hầu các Chầu (ví dụ Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín,….) thì có thêm danh hiệu là Chầu Tổ Cô.

Nếu bà Tổ cô hoặc cô tổ mang hai danh hiệu trên lại có con đường tu tập tốt, thì có nhiệm vụ khai sáng, giác ngộ, hướng dẫn, dạy bảo, đưa đường chỉ lối cho con cháu trong gia tộc– những người có căn, có quả theo đường tu cho đúng với phận số.( điều này lý giải, tại sao các bạn bị VONG THEO, lại rất nhanh chuyển sang CĂN ĐỒNG SỐ LÍNH)
Hoặc nghiệp tu tốt , sau khi làm tốt nhiệm vụ của bà cô tổ, hoặc bà tổ cô, sẽ được hội đồng Phật Thánh cất nhắc cho đi hầu ở các phủ các đền lớn ,Như Bắc lệ, kiếp bạc ...vv, và sẽ được chuyển giới thành THẦN, không phải phụ thuộc vào luân hồi , và sẽ không chuyển về làm kiếp người nữa

2 ) ÔNG MÃNH

Cũng tương tự như BÀ CÔ
Ông mãnh hay còn gọi là mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.

Mãnh tổ là người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.

Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông mãnh Tổ dòng họ.

Trong những trường hợp đặc biệt mãnh Tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế lúc này vong chưa thể tu học tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán quan hoặc Hành sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.

Như vậy ta đã thấy
BÀ CÔ TỔ mới là người lo cho cuộc sống căn quả của con cháu chắt trong dòng họ đối với người còn sống nếu ai mà nghiệp duyên chưa tròn thì bà cô tổ có thể giới thiệu lên hội đồng Phật Thánh để...CHẤM ĐỒNG, bạn việc căn quả của con cháu đối với bà cô tổ thì chỉ là TẠO ĐIỀU KIỆN cho con cháu hoàn thành nghiệp chướng từ kiếp trước

ÔNG MÃNH TỔ chiu trách nhiệm lo cho cuộc sống của các VONG LINH trong hội đồng gia tiên
Nếu thực sự gia đình nào không may mà Ông Mãnh hoặc bà cô Mắc tội dưới âm phủ các vong linh gia tiên lúc này cũng sẽ bị liên lụy Sẽ làm cho gia đình con cháu trên Trần gian nhiều cái bất an tài lộc mất hết gia đạo rối ren
Lúc này gia đình đó sẽ loạn âm loạn dương....sẽ phải làm lễ Phả độ gia tiên.


#pagetuphuthanhmau
#tuphuthanhmauvn0966662332

 


 

Hầu Đồng Sao Cho Có LỘC

 



Hiện nay tình trạng đua đồng.đua bóng đang là vấn nạn của Đạo Mẫu.Người hầu đồng chỉ mong hầu để có Lộc mà quên rằng ra hầu để tu căn, giải nghiệp

Thậm chí mê muội với những chiêm bao Ngài báo mà dẫn đến lỗi Đạo lỗi Đồng.Chỉ vì hám LỘC mà dốc tiền vào hầu.LỘC đâu chẳng thấy chỉ thấy con chê chồng giận

thậm chí tan cửa nát nhà khuynh gia bại sản.

Hầu Đồng như nào để có Phúc có Lộc

Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là Phúc của Đạo.Đàn lễ càng tốn kém bao nhiêu càng thể hiện sự hoành tráng bao nhiêu thì càng đi xa Đạo bấy nhiêu và tổn Phúc bấy nhiêu.
Đạo chỉ cần trang nghiêm, thanh tịnh, bình đẳng.
Sự bình đẳng chính là ở sự dung hòa. Đạo ở đây làm cho ai cũng có thể nhìn mà tu theo được; đồng giầu, lính khó không có sự phân biệt xa cách đấy mới là Đạo, là Phúc, là Lộc.

"Tứ chúng đồng tu, xuất phàm thì nhập thánh". Phật Thánh không phân biệt mâm cao cỗ đầy, giầu sang quý tiện hiền ngu. Chỉ có trần gian u mê mới có tâm phân biệt cái gọi là sang chảnh.
Khi chúng ta biết tu lễ sắp đặt bài trí cho một vấn hầu đồng, dù đàn sơ, lễ mỏng, nhưng tâm thành ấm cúng trang nghiêm ; đồ lễ thanh tịnh không cần phải mâm cao cỗ đầy.
Trước vấn hầu đồng, đền điện bao sái tẩy uế sạch sẽ gọn gàng. Những ngôi Điện nhỏ khi hầu mũ đàn và bài vị chúng ta có thể để lại hầu xong hóa cũng được. Như vậy nhìn sẽ ấm cúng trang nghiêm vì tán đi trên điện nhìn rất trống trải hương hoa đồ lễ không nhiều. Chúng ta chỉ cần hóa sớ và mã bốn phủ là được không phạm lỗi gì cả.
Hóa sơ đi là khỏi phạm lỗi, sớ sách chu phê xét duyệt là của Quan bốn Phủ. Thế nên khóa lễ mà hầu để tấu đối về bốn Phủ bao giờ Thanh Đồng cũng phải hầu Ngũ Vị Tôn Ông trước, các Quan về chấp bút chu phê , Hội Đồng chuẩn nạp tá khẩu thông truyền; chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu; ban khen ban thưởng cho bách gia lính ghế bốn phủ. Khi Quan bốn Phủ đã chứng sớ,chứng mã giá Quan Tuần về tiễn đàn hóa sớ là xong. Sau đó các Chầu, các Ông Hoàng, các Cô, các Cậu về ngự đồng tỏa bóng ban tài tiếp lộc chữa bệnh hành phù....
Chầu, Hoàng, Cô, Cậu không phải chứng sớ chu phê. Thế nên mũ đàn và bài vị để lại không phạm luật phạm lỗi.

Hầu theo Ngài báo, sao lại sai Đạo, tổn Phúc
Nhiều cô, cậu đồng hay nói hầu vị này vị kia để có lộc, mà những vị đấy không phải hàng Thánh trong Tứ Phủ. Chúng ta là lính ghế con Bốn Phủ nhất nhất không gì, có gì có thể lôi kéo dụ dẫn ta được. Cái đó gọi là lộc phù du.
Dù Phật Bồ Tát có hiện ra bảo hầu ta theo ta, ta cho núi bạc non vàng thì cũng sám hối đảnh lễ khước từ! Làm được như vậy gọi đó là "Định Tuệ ".
Đây là thử thách lớn nhất trong đạo chúng ta phải vượt qua cám dỗ cái gọi là LỘC. Nhiều người bước qua khỏi cơ hành, có duyên được làm con bốn phủ để thay bề trên giúp bách gia trăm họ tu thân tốt đời đẹp Đạo nhưng không vượt qua được thử thách thì lại lạc vào trong lục Đạo Luân Hồi nhân quả báo ứng.
Nhiều người khi ngủ mê được ngài báo, bảo sắm sử tu lễ để hầu ta, ta cho lộc. Nghe thấy từ LỘC, không có ngân có xuyến cũng đi vay đi mượn về tu lễ để bắc ghế hầu. Cứ ngỡ rằng hầu xong Ngài cho đắc lễ như trong mê thật.
Sau cứ thấy Ngài báo là lại hầu. Chỉ ăn rồi với hầu, khuynh gia bại sản. Mấy vấn đầu hầu thì có lộc đấy, nhưng là cái LỘC giả họ cho mình, sau họ lại đòi lại. Oan Gia và Tà Thần họ dử mình cho mình thích rồi khởi tâm tham sau dần dần càng ngày càng xa Đạo, lỗi Đạo. Lúc đó quay lại hối hận thì đã muộn anh em bạn bè xa lánh con nhang đệ tử họ bỏ.
Đạo luôn luôn có thử thách cám dỗ như Danh vọng tiền tài ai không vượt qua được sẽ bị Quỷ Thần, Oan Gia họ dẫn đi sai đạo tạo nghiệp cho đời, cho mình.

Đi lễ nên cầu như thế nào

"Đi lễ cầu gì, khấn gì cho có lộc". Đó là điều nhiều bạn đã hỏi tôi. Vì công việc bận bịu, nên chưa trả lời được, nay có đôi lời xin chia sẻ.
Có người nói đùa: Thầy đi cúng chắc thầy biết khấn, thầy xin cho thầy được nhiều lộc.
Các bạn à, mình đi lễ cho bách gia thì có sớ trạng khoa giáo mà hành sự. Còn khi mình đi lễ cho mình thì ít khi cầu xin nếu như không quá quan trọng.
Mình vào Chùa vào Đền chiêm bái, quỳ xuống vái 5 vái. Mọi ưu phiền chuốc bỏ; xả bỏ phiền não sân si tham vọng thân tâm thấy nhẹ nhàng an lạc một cảm giác bình an vô cùng ...
Sau sám hối: Thân căn khẩu ý.
Do vô tình hoặc cố tình tạo nên ác nghiệp, nay con xin sám hối chư Phật chư Thánh cùng hết thẩy Chúng Sinh hữu hình và vô hình cùng oan Gia trái Chủ trong nhiều đời nhiều kiếp mà con đã tạo nên tội nên nghiệp...
Và sau một buổi đi lễ Phật lễ Thánh nên hồi hướng cho: Cửu huyền thất tổ và oan gia trái chủ.
Các bạn ạ cách kêu cầu tốt nhất là sám hối nghiệp trướng.Nghiệp dầy phúc mỏng thì ta cầu xin gì cũng không được.Có được rồi cũng mất vì oan gia họ đến đòi nợ mình phải trả nghiệp.Nay tạm thời được, sau lại mất. Danh lợi ái tình sau cũng đội nón ra đi.
Nghiệp là họa Nghiệp là kẻ thù ta.Rũ bỏ được Nghiệp thì tài lộc sẽ đến và đến bền vững.
Chúng ta không có điều kiện và thời gian làm các việc thiện thì hãy nghĩ Thiện là cách tốt nhất để gieo trồng quả lành trong tâm mình.
Tự nhiên cũng giảm nghiệp thiện căn tri tuệ tăng trưởng ....


#pagetuphuthanhmau
#tuphuthanhmauvn0966662332


 

BÍ ẨN ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM


Đến với cuộc đời thực
(Có nhiều người thắc mắc ad sưu tầm bài viết này để các bạn đón đọc)
Mẫu có nghĩa là mẹ. Thờ Mẫu nghĩa là thờ mẹ. Đây là điểm rất đáng chú ý, bởi con người Việt Nam từ rất sớm đã lựa chọn hình tượng mẹ để tôn vinh, thờ phụng và ký thác niềm tin.
Ban đầu, người Việt Nam coi tự nhiên như người mẹ và tôn thờ, trải qua thời gian với xu hướng “lịch sử hóa”, “địa phương hóa” và “nhân hóa”, nhân vật Mẫu đã được gắn với nhiều huyền tích có công với nước thương yêu người dân thậm chí gắn với những nhân vật có thật.
Vì thế xuất hiện việc thờ Mẫu thần là các Vương Mẫu Quốc Mẫu Thánh Mẫu như Ỷ Lan Mẹ Gióng Thiên Ya Na, Linh sơn Thánh Mẫu - Bà Đen, Bà Chúa Xứ…
Tiếp đó với sự ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện thờ Tam phủ Tứ phủ (Mẫu Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Địa cai quản vùng đất, Mẫu Thoải cai quản vùng sông biển, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng núi) vì thế hình ảnh Mẫu còn có ý nghĩa chở che mang lại những điều tốt lành.
Trong văn hóa Việt, kết tinh đẹp nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu là hình ảnh Liễu Hạnh vừa uy nghiêm vừa nhân từ trong tư cách là tiên là người là thánh.
PGS. TS Ngô Đức Thịnh, người đã có công lớn trong nghiên cứu đạo Mẫu Việt Nam đã cho rằng: “Đạo Mẫu chính là một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa tôn thờ đạo Mẫu tức là tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với dân, với nước”.
Điều đặc biệt ở đạo Mẫu là hướng về trần thế, thực tại, chứ không phải kiếp sau, phần linh hồn của con người. Đến với đạo Mẫu là đến với thực tại để cầu mong phúc - lộc - thọ.Đến với đạo Mẫu con người còn tìm đến hình thức diễn xướng độc đáo, tiêu biểu là nghi lễ lên đồng.
Nghi lễ này nguyên hợp nhiều hình thức nghệ thuật, trong đó, nổi bật là lối hát văn độc đáo. Lối hát này làm cho nghi lễ lên đồng sôi động và hấp dẫn nhờ tiếng đàn, trống nhạc đệm cùng với lời văn gợi lại sự tích, công trạng của các vị thánh và cách trang trí nhân vật, khung cảnh tác động trực tiếp đến người xem, chuyển tải những giá trị văn hóa cổ truyền rất độc đáo của người Việt.
Mẫu Liễu Hạnh là tiên, là người hay là thánh?
Căn cứ vào “Quảng Cung linh từ phả ký”, “Quảng Cung linh từ bi ký” và “Cát Thiên tam thế thực lục” hiện đang lưu giữ ở địa phương do Ban quản lý di tích, danh thắng của tỉnh Nam Định sưu tầm thân thế và sự tích bà Phạm Tiên Nga (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) như sau:
Vào đầu thời Lê tại ấp Quảng Nạp xã Vị Nhuế huyện Đại An phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng người ấp Nhuế Duệ cũng xã Vị Nhuế (nay là thôn Vi Nhuế, xã Yên Đồng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định).
Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con. Từ đó bà có thai.
Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình.
Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462) thân phụ của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng ( nay là thôn La Ngạn. Ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga). Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện (Lúc này Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi).
Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp đân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi (nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng. Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dày với Phủ Quảng Cung.
Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành.
Năm 36 tuổi, Bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ thân phụ và thân mẫu.
Sau đó hai năm, Bà tới tu sửa chùa Sơn Trường -ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà Nam.
Tại chùa Đồn xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán, lập ra làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải. Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), Bà trở lại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, Bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế ( nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn La Ngạn). Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.
Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, Bà đã hóa thần về trời. Năm đó Bà vừa tròn 40 tuổi. Ngay sau khi Bà mất nhân dân xã Vi Nhuế đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Quảng Cung, tôn Bà làm Phúc thần, với Duệ hiệu là “Lê Triều Hiển Thánh, Tầm Thanh Cứu khổ, Tiên Nga tôn thần” ,
Sự tích giáng sinh lần thứ hai truyền thuyết kể rằng: Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh lần thứ 2 tại thôn Vân Cát xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay là Kim Thái, Vụ Bản , Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km.
Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào, sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hòa. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 20 tuổi. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dày, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản , Nam Định.
Có những vị thần là người dân tộc thiểu số
Theo GS Ngô Đức Thịnh, “trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc”. Nhiều người anh hùng dân tộc được nhân dân thờ trong các phủ như Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.
Nhiều vị cũng được huyền thoại hóa như ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Giáo sư cũng phát hiện ra việc hát văn hầu đồng là một văn hóa độc đáo kết nối giữa người miền xuôi với người miền ngược, trong các vị thần được thờ trong đạo Mẫu có hàng chục vị thần là người các dân tộc thiểu số.
Trong các tôn giáo tồn tại ở Việt Nam thì đa số có nguồn gốc ngoại lai như đạo Nho, đạo Phật hay đạo Lão, riêng đạo Mẫu, theo giáo sư Thịnh: “Đạo Mẫu hoàn toàn là một tôn giáo bản địa, vì trong đạo Mẫu không có vị thần nào có nguồn gốc từ nước ngoài mà toàn bộ các vị thần đều là người Việt Nam và cai quản đất nước Việt Nam”.
Một tôn giáo với hệ thống các vị thần từ thấp đến cao đều là người bản địa, thần linh bản địa được phổ biến khắp nơi và tồn tại lâu đời là một nét văn hóa rất hiếm với bất kỳ quốc gia nào.
Thờ Mẫu là đạo lý thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, là dòng chảy tiếp biến hướng về cội nguồn. Trong xu thế mới, nhân dân vẫn chăm lo hương khói cho Mẫu và vẫn tiếp tục gửi gắm niềm tin về sự phò trợ phúc - lộc - thọ để hướng tới cuộc sống trần thế an vui, đề huề.
Tuy vậy một số nơi đã xuất hiện nhiều hiện tượng lệch lạc, nhất là cảnh chen lấn cầu phước, đốt nhiều vàng mã, thiếu quy định cụ thể trong quản lý ảnh hưởng xấu đến nét đẹp văn hóa bản địa mang đặc điểm phong vị làng xã xưa
 

 

 

MÙNG 1 SỚM MAI MÙNG 2 ĐẦU THÁNG 9 VĂN KHẤN GIA TIÊN MÙNG 1 VĂN KHẤN TỨ PHỦ

MÙNG 1 SỚM MAI MÙNG 2  ĐẦU THÁNG 9 VĂN KHẤN GIA TIÊN MÙNG 1 VĂN KHẤN  TỨ PHỦ  CÁC  NGÀY TIỆC THÁNG 9 + Ngày 02/9: Tiệc CÔ BÉ SUỐI NGANG (Phố...